11-10-2010, 02:56 PM
|
|
Member
|
|
Tham gia ngày: Sep 2009
Bài gửi: 81
|
|
Công việc của kế toán
Bài 1:
MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KẾ TOÁN CÔNG NỢ
I/ Thông tin chung:
Vị trí TG làm việc
Bộ phận
Quản lý trực tiếp
II/ Mục đích công việc
Quản lý toàn bộ công nợ của công ty.
III/ Nhiệm vụ cụ thể:
1. Nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận:
- Kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán.
- Thêm mã khách hàng, mã nhà cung cấp mới vào Solomon đối với các khách hàng mới
- Sửa mã trên đối với khách hàng, nhà cung cấp có sự chuyển nhượng hoặc thay đổi
- Vào mã hợp đồng trong Phần mềm quản lý Tài chính Kế toán để theo dõi theo từng hợp đồng của từng khách hàng
2. Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp
3. Xác nhận (Release) hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán
4. Kiểm tra công nợ:
- Khách hàng mua hàng theo từng đề nghị và dựa trên hợp đồng nguyên tắc bán hàng đã ký, kiểm tra giá trị hàng mà khách hàng muốn mua, hạn mức tín dụng và thời hạn thanh toán mà công ty chấp nhận cho từng khách hàng.
- Khách hàng mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký, kiểm tra về số lượng hàng, chủng loại hàng hoá, phụ kiện đi kèm, giá bán, thời hạn thanh toán.
- Kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên
- Kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn, số tiền PP và báo cho các bộ phận mua hàng và cán bộ quản lý cấp trên
5. Liên lạc thường xuyên với các bộ phận/ Cán bộ quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng.
6. Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hoá đơn bán hàng.
7. Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ trong và ngoài nước của các bộ phận.
8. Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ
9. Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty
10. Định kỳ làm xác nhận công nợ với các chi nhánh/công ty
11. Lập bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấp
12. Kiểm tra báo cáo công nợ trên soft.
13. Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt
14. Lập thông báo thanh toán công nợ
15. Lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ.
16. Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách hàng, từng nhà cung cấp.
17. Công nợ tạm ứng của cán bộ công ty/CN:
- Hàng ngày, theo dõi hạn thanh toán tạm ứng và nhắc thanh toán khi đến hạn chi tiết theo từng đối tượng, bộ phận
- Hàng tuần, thông báo danh sách tạm ứng chung và danh sách tạm ứng từng lần quá hạn đến từng đối tượng, bộ phận.
- Cuối năm, xác nhận nợ các khoản tạm ứng với từng cán bộ, bộ phận.
18. Công nợ ủy thác:
- Quản lý các HĐUT theo từng khách hàng: kiểm tra nội dung, vào sổ theo dõi các HĐUT khi nhận được hợp đồng.
- Khi hàng về, trên cơ sở HĐUT, tờ khai hải quan để kiểm tra, đối chiếu, tra mã hàng, vào soft, in phiếu nhập kho, hóa đơn trả hàng ủy thác. Định khoản hoá đơn, vào soft các nghiệp vụ phát sinh (phần nghiệp vụ khác).
- Kiểm tra các số liệu đã vào soft, in bảng kê chứng từ chuyển cho kế toán trưởng kiểm soát
- Nhận lại chứng từ đã kiểm soát để lưu trữ.
- Theo dõi việc thực hiện HĐUT và nhắc thanh toán khi đến hạn.
- Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá theo từng hợp đồng khi thực hiện xong.
- Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận công nợ các khoản công nợ ủy thác theo từng HĐUT, từng khách hàng, từng bộ phận.
19. Công nợ khác:
- Phần hàng hóa: theo dõi và nhắc làm các thủ tục xuất trả vay, trả bảo hành khi có hàng.
- Phần phải thu, phải trả khác: theo dõi và nhắc thanh toán khi có phát sinh.
- Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận nợ các khoản công nợ phải thu, phải trả theo từng khách hàng, từng bộ phận.
20. Các khoản vay cá nhân và cán bộ trong công ty:
- Quản lý các hợp đồng, biên bản thanh toán hợp đồng vay cá nhân và cán bộ.
- Theo dõi các hợp đồng và nhắc thanh toán khi đến hạn.
- Làm thanh lý hợp đồng cũ và hợp đồng mới khi có phát sinh.
- Điều chỉnh các bút toán chênh lệch tỷ giá phát sinh.
- Tính lãi phải trả cho từng đối tượng và từng hợp đồng.
Bài 2
thuha
16-06-2007, 05:15 PM
1. Lập chứng từ kế toán:
Lập chứng từ là cơ sở đầu tiên của công việc kế toán. Lập chứng từ là một công việc của kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành vào các tờ chứng từ theo mẫu quy định, theo thời gian và địa điểm phát sinh các nghiệp vụ đó. Chứng từ là cơ sở để ghi sổ kế toán, với nội dung quy định trong chứng từ, phương pháp lập chứng từ làm số liệu kế toán phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác mọi họat động của doanh nghiệp.
2. Kiểm kê
Kiểm kê là công việc của kế toán dùng cân, đong, đo , đếm… để xác định số lượng và chất lượng các loại vật tư, tiền…, từ đó đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa số liệu thực tế và số trên sổ kế toán mà có biện pháp xử lý kịp thời xác định trách nhiệm vật chất của người quản lý và sử dụng tài sản đó.
3.Tính giá các đối tượng kế toán
Tính giá các đối tượng kế toán là một công việc của kế toán biểu hiện bằng giá trị tất cả những tài sản của doanh nghiệp nhờ việc đánh giá này mà mọi đối tượng của kế toán đều được biểu hiện cùng một thước đo tiền tệ, từ đó có thể tổng hợp được những chỉ tiêu cần thiết bằng tiền chẳng những trong doanh nghiệp mà còn theo từng ngành và cả nền kinh tế.
4. Tính giá thành
Tính giá thành là một công việc của kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền để từ đó xác định những khoản chi phí nào cho loại sản phẩm nào, lao vụ nào. Việc xác định chi phí để hình thành nên giá thành của từng loại sản phẩm hay lao vụ giúp cho doanh nghiệp thấy được hiệu quả của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó doanh nghiệp có kế họach hạ giá thành sản phẩm hay lao vụ.
5. Mở tài khoản kế toán
Mở tài khoản kế toán là một công việc của kế toán.
Mở tài khoản kế toán dùng phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống từng đối tượng kế toán riêng biệt trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi đối tượng kế toán riêng biệt có nội dung kinh tế khác nhau, có sự tồn tại và vận động khác nhau, có yêu cầu quản lý khác nhau nên mỗi đối tượng kế toán riêng biệt được mở một tài khoản tương ứng.
6. Ghi sổ kép
Ghi sổ kép là một công việc của kế toán dùng để ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ khách quan của các tài khoản. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nội dung kinh tế nhất định được phản ánh vào các tài khoản liên quan đã giúp cho việc giám đốc chặt chẽ các họat động kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
7. Lập báo cáo kế toán
Lập báo cáo kế toán là một công việc của kế toán.
Báo cáo kế toán được tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tài sản và tình hình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Số liệu trên báo cáo kế toán giáp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình thực hiện kế họach sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời giúp cho việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đó, qua đó đề ra các biện pháp để sử dụng, điều hành tài sản mang lại hiệu quả cao nhất.
Các công việc của kế toán trên phải được thực hiện đồng thời trong mối quan hệ hữu cơ của chúng. Lập chứng từ và kiểm kê sẽ cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, đánh giá-tính giá thành sản phẩm nhằm biểu hiện các đối tượng kế toán bằng tiền để từ đó ghi sổ kép vào các tài khoản liên quan theo đúng mối quan hệ khác quan của các đối tượng kế toán, từ số liệu ghi trên sổ kế toán, kế toán tổng hợp theo các chỉ tiêu cần thiết trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác.
________________________________________
|
11-10-2010, 03:02 PM
|
|
Member
|
|
Tham gia ngày: Sep 2009
Bài gửi: 81
|
|
công việc kế toán
thuha
Kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:
-Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp có thể do nhiều nguồn hình thành như của Nhà nước, tập thể hay cá nhân…do vậy tài sản này phải được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, song biện pháp bảo vệ tài sản chặt chẽ và hữu hịêu nhất là sự giám đốc của kế toán. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của kế toán là phải “tính toán ghi chép phản ánh chính xác số thực có, tình hình luân chuyển, tình hình gìn giữ sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền…” ở doanh nghiệp.
-Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải lập kế hoạch và lập dự toán cho họat động sản xuất kinh doanh của mình, trong quá trình quản lý các nhà quản lý phải thường xuyên xem xét tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán đó. Có nhiều cách để xem xét tình hình này, nhưng cách hay nhất là thông qua số liệu kế toán đối chiếu giữa số liệu kế toán với số liệu kế hoạch các nhà quản lý có thể thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó có biện pháp cụ thể cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Phản ánh và giám đốc việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của Nhà nước.
Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở phải tôn trọng luật pháp, phải theo hành lang của pháp luật hay nói một cách khác là các doanh nghiệp hoạt động phải chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của Nhà nước đặt ra. Do vậy thông qua số liệu kế toán có thể thẩm tra xem doanh nghiệp có tôn trọng thực hiện đúng chính sách chế độ kinh tế tài chính không? Từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phải tính tóan tỉ mỉ, tiết kiệm các khoản chi phí, tính toán chính xác các khoản thu nhập và kết quả lãi lỗ của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, qua đó củng cố và tăng cường trách nhiệm quyền hạn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Phát hiện khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp
Số liệu kế toán cung cấp được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp ở trong một thời kỳ nào đó, qua số liệu này các nhà quản lý phân tích được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đó thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp thấy được những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để từ đó khai thác những khả năng này, đặt ra những biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
________________________________________
thuha
1. Đối với doanh nghiệp
Kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như việc sản xuất sản phẩm, bán sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu…, giúp theo dõi thị trường để sản xuất, tích trữ hàng hóa nhằm kịp thời cung cấp cho thị trường theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu thụ. Như vậy nhờ kế tóan mà người quản lý điều hành trôi chảy các họat động của đơn vị, nhờ nó tạo cho sự quản lý lành mạnh, tránh những hiện tượng thâm lạm tài sản vì qua nó thực hiện việc kiểm soát nội bộ.
Kế toán còn cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở họach định chương trình hành động cho từng giai đọan, từng thời kỳ để doanh nghiệp tiến tới hay lùi bước. Như vậy nhờ kế toán mà người quản lý tính được hiệu quả công việc của mình làm đồng thời cũng qua đó vạch ra hướng họat động cho tương lai.
Kế toán giúp cho người quản lý điều hòa tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán là cơ sở để giải quyết sự tranh tụng khiếu tố, được tòa án chấp nhận là bằng chứng vế hành vi thương mại.
Kế toán là cơ sở để đảm bảo vững chắc trong sự giao dịch buôn bán.
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật - tự động hóa trong sản xuất – các công cụ do các ngành toán và khoa học thống kê cung cấp như lập phương tình, phân tích, xác suất… đã giúp cho người quản lý hạ giá thành sản phẩm và doanh nghiệp kịp thời, ra quyết định phù hợp…trên cơ sở số liệu kế toán.
Kế toán cho biết một kết quả tài chính rõ rệt không ai chối cãi được.
2. Đối với Nhà nước
Nhờ kế toán, Nhà nước có thể theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh để từ đó tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Nhờ số liệu kế toán, Nhà nước làm trọng tài giải quyết sự tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp.
Nhờ kế toán, Nhà nước tìm ra một cách tính tuế tốt nhất hạn chế thất thu thuế, hạn chế sai lầm trong chính sách thuế.
Kế toán cung cấp các dữ kiện hữu ích cho các quyết định kinh tế , chính trị , xã hội…xác định được khả năng trách nhiệm, cương vị quản lý và cung cấp các dữ kiện hữu ích cho việc đánh giá khả năng tổ chức và lãnh đạo.
Đối với nền kinh tế quốc gia, kế toán lưu ý với chính quyền trong việc soạn thảo và ban hành những luật lệ về thuế, thiết lập những chính sách kinh tế cho phù hợp với tình hình thương mại và kinh tế nước nhà . Qua kết quả tổng hợp các báo cáo tài chính của ngành, chính quyền có thể biết được tình hình thịnh suy của nền kinh tế nước nhà, biết được sự thành công hay thất bại của các ngành, các doanh nghiệp đồng thời biết được nguồn lợi về thuế sẽ thu được cho ngân sách
Tóm lại, kế toán rất hữu ích cho doanh nghiêp.
________________________________________
thuha
Để đáp ứng được vai trò và nhiệm vụ của kế toán thì số liệu của kế toán phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
-Số liệu của kế toán cung cấp phải chính xác
Số liệu của kế toán phản ánh thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để biết thực trạng đó như thế nào đòi hỏi số liệu của kế toán phải chính xác thí dụ như doanh thu trong kỳ là bao nhiêu, chi phí là bao nhiêu, lãi (lỗ) là bao nhiêu?
Ngoài ra số liệu kế toán chính xác còn là cơ sở để kiểm tra tài sản của doanh nghiệp qua việc đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với số liệu thực tế khi kiểm kê.
-Số liệu kế toán cung cấp phải kịp thời
Muốn cung cấp số liệu kế toán kịp thời cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc ghi chép các hoạt động của doanh nghiệp cũng phải kịp thời có nghĩa là nghiệp vụ kinh tế phát sinh lúc nào là phải ghi sổ lúc đó.
-Số liệu của kế toán cung cấp phải phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì đòi hỏi số liệu của kế toán cung cấp phải phản ánh đầy đủ sự hoạt động đó, nếu phản ánh thiếu sót một ặt nào đó thì việc đánh giá không đạt được những yêu cầu như mong muốn nhiều khi còn sai lệch nữa.
-Số liệu của kế toán khi tổng hợp thành các chỉ tiêu phải so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch.
Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, các chỉ tiêu này là các chỉ tiêu dự kiến. Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, số liệu kế toán phản ánh được việc thực hiện kế họach đó như thế nào, người quản lý so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, muốn so sánh được thì số liệu kế toán tổng hợp thành các chỉ tiêu phải mang tính thống nhất có thể so sánh được với các chỉ tiêu kế hoạch.
-Số liệu của kế toán phải được trình bày rõ ràng và có thuyết minh
Số liệu kế toán phải được tổng hợp từ các sổ kế toán vào báo cáo tài chính để từ đó đánh giá toàn bộ tình hình họat động của doanh nghiệp, do vậy yêu cầu ở đây là việc tổng hợp này phải được trình bày rõ ràng bằng con số trên các tài liệu kế toán và phải có thuyết minh để mọi người có thể biết được tình hình họat động sản xuất kinh doanh đó của doanh nghiệp.
________________________________________
binhnt
những điều này mình đọc trong sách đều thấy cả, nhưng thực tế công việc thì thế nào, điều đó mới quan trọng. Mình từng thấy những cơ sở tuy không có kế toán làm việc nhưng chủ cơ sở vẫn tính toán đâu ra đó, quản lý rất hiệu quả, như vậy cũng là làm kế toán phải không các bạn, còn 1 số chỗ mình thấy phòng ban kế toán rất to nhưng cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu ở trên. Nếu như mình có 1 quy trình làm việc chuẩn cho công việc kế toán thì sẽ giúp ích được rất nhiều cho công việc kế toán, kể cả những người chưa làm và đang làm.:laugh:
________________________________________
Bai 3:
ông việc của một nhân viên Kế toán Tổng hợp
Để làm một Nv kế toán tổng hợp, điều đầu tiên là bạn phải hiểu được hầu hết các nghiệp vụ kế toán, cộng với kỹ năng phân tích nữa. Công việc cụ thể phải làm gì thì phải căn cứ vào mô tả công việc. Nhưng một cách tổng quát, xin chia sẽ cùng bạn các công việc phải làm như sau:
Kế toán tổng hợp cần nắm rõ các nghiệp vụ và quy trình trong Cty. Khái quát như sau:
1. Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
2. Kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
3. Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.
4. Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và Khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
5. Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao,TSCĐ,công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng cty.
6. Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty.
ác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty.
7. In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp công ty theo qui định.
8. Lập báo cáo tài chính theo từng quí, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết.
9. Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán.
10. Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở.
11. Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo.
12. Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu.
13. Cung cấp số liệu Cho Ban Giám Đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.
14. Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách phòng KT-TV.
15. Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến.
16. Lưu trữ dữ liệu kế toán theo qui định.
Chúc bạn thành công
|
11-10-2010, 03:08 PM
|
|
Member
|
|
Tham gia ngày: Sep 2009
Bài gửi: 81
|
|
công việc kế toán
Bài 4:
Vai trò và nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính GTSP trong các doanh nghiệp xây lắp:
1. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý và tính đúng, tính đủ giá thành công trình xây lắp có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành xây dựng, trong việc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở các tổ đội xây dựng nói riêng. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần giá thành thì giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng.
Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như một số năm trước đây. Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn. Vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ mang tính hình thức. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương hướng riêng và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp còn phải thực hiện đúng theo những quy luật khách quan.Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là phần không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp xây lắp khi thực hiện chế độ kế toán, hơn nữa là nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc quản lý về đầu tư xây dựng rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Vì vậy, để trúng thầu, được nhận thầu thi công thì doanh nghiệp phải xây dựng được giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã định mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì cần phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất.
Trước yêu cầu đó, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
|
Quuyền Hạn Của Bạn
|
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
HTML đang Tắt
|
|
|
Múi giờ được tính theo giờ GMT+9. Hiện tại là 03:32 AM.
|
|