08-16-2011, 01:08 PM
|
Senior Member
|
|
Tham gia ngày: Jul 2011
Bài gửi: 206
|
|
Mua ban la nghe thuat
Không chỉ có khả năng 'hô biến' xe máy cũ thành hàng hiệu, dân buôn xe tại chợ xe máy cũ Dịch Vọng còn có những kỹ năng dìm hàng, ép khách mua hoặc bán xe máy cũ mà nhiều người nói đùa đã được nâng lên thành...'nghệ thuật'!
Theo một số thợ buôn xe, một điều luật bất thành văn của dân buôn xe cũ là không can thiệp vào công việc của người khác, không chèo kéo khách của nhau. Thậm chí, khách hàng của người này mua xe của người khác thì người Mua banbán được xe phải chia lợi nhuận, thứ luật trên cứ âm thầm tồn tại và trở thành mua ban quy tắc của chợ xe máy cũ Dịch Vọng trong nhiều năm qua.
Lãi của thợ xe bắt đầu tính từ khi mua xe của khách. Vì thế, việc dìm giá xe mua vào được thực hiện khá bài bản, mỗi khi có khách mang xe tới chợ để bán là từng nhóm cò mồi bổ xô vào “bắt lỗi” xe bằng cách “bới lông tìm vết”, mục đích cuối cùng là làm giảm giá trị xe xuống càng thấp càng tốt. Với “chiêu” này thì ngay cả những chiếc xe mới sử dụng cũng không thể tránh khỏi những lỗi mà thợ vạch ra.
Sau khi đã “ngấm” đòn chê bai của thợ, lúc này khách bán xe thường không đủ tự tin để ra giá như đã dự tính, không những thế thợ xe lại thường trả giá mua ban rất thấp. Theo quy luật, những người trả giá tiếp theo tại chợ không bao giờ cao hơn người đầu tiên đã mặc cả, nên dù có đi tới cửa hàng khác thì người bán xe không thể có cái giá bán tốt hơn. “Nghệ thuật” buôn bán xe như vậy chỉ có ở những thợ xe sành sỏi có nhiều kinh nghiệm, nó cứ thế truyền lại cho những thế hệ thợ sau này và biến tấu ngày càng tinh vi hơn trước…
Xe máy cũ được tân trang long lanh như mới
Cũng theo một số thợ buôn xe, có những chiếc xe muốn ăn lãi cao nên thợ xe phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn. Chẳng hạn, giá xe Spacy mới một năm nay tăng mạnh lên mức hơn 200 triệu đồng, nhưng với dân buôn lại không mua ban bao giờ mua vào theo tỷ lệ giá xe mới mà chỉ tính giá mới cho xe bán ra.
“Hồi đầu tháng, bọn em gặp một khách ở Thanh Xuân bán chiếc Spacy đời mới, chạy khoảng 3.000 km, nhưng bà này nhất định đòi bán vơi giá 160 triệu đồng. Sau đó, cách vài ngày em lại cử một “khách” đến nhà trả giá theo hướng giảm dần, từ 140, 130, 125 triệu đồng… Sau khoảng 1 tuần, khách “ngấm đòn” vì nghĩ chắc xe không bán được giá cao hơn nên bà ta gọi lại cho em đồng ý bán với giá 145 triệu đồng…” - một thợ xe ở chợ xe máy cũ Dịch Vọng chia sẻ.
Thợ xe bây giờ cũng không còn ngồi một chỗ để chờ khách hàng tới nữa, việc bán xe cũng trở nên “năng động” hơn như: rao tin bán xe trên báo mua bán, các trang website rao vặt… với những lời quảng cáo hấp dẫn như: xe chính chủ, ít sử dụng, giữ gìn tốt, thủ tục nhanh gọn…Ngay cả các mức giá được đưa ra cũng khá hấp dẫn mà một người bình thường cũng có thể nhận ra nếu so với năm và số km đã chạy. Tuy nhiên thực tế, sự so sánh đơn thuần đó thường không nói lên bất kỳ điều gì trong mối tương quan giữa giá cả - chất lượng xe, chưa nói tới phần chất lượng chưa được kiểm định.
Mỗi khi có khách liên lạc bán xe, thợ xe sẵn sàng cử người đến tận nhà khách hàng để xem xe và định giá. Tất nhiên, mức giá đưa ra ban đầu thường khá thấp và giới buôn xe sẽ đeo bám quyết liệt với chiêu ép giá nói trên.
Trong khi đó, việc bán xe cũng cần tới những 'kỹ năng' thuần thục. Chẳng hạn, để tạo lòng tin tuyệt đối cho khách mua xe, việc bán xe trên mạng thường được giao cho các chị em phụ nữ hoặc người già đứng ra bán. Những lý do thường được đưa ra “nhà có con đi du học nên thừa xe đem bán”, hay “chủ xe vỡ nợ bán gấp lấy tiền”…đã khiến không ít khách hàng tưởng rằng mình đã gặp may, tìm được đúng người có xe muốn bán gấp- có thể mặc cả, ép giá... Xem ra, chiêu kinh doanh mới mẻ này khá hiệu quả trong thời buổi việc mua bán được thực hiện trên mạng, nên ngày càng được các thợ xe áp dụng.
|