Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Để giúp khách hàng nắm được trình tự đăng ký bảo hộ sáng kiểu dáng công nghiệp, BETTER đưa ra quy trình đăng ký bảo hộ như sau
▪ Tên Dịch vụ:
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; ▪ Đơn vị Tư vấn
Công ty Tư vấn BETTER ▪ Mục đích:
- Giúp quý khách biết được các thủ tục cần thiết để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; ▪ Nội dung Tư vấn
Luật sư BETTER sẽ tư vấn cho quý khách hàng các nội dung cần thiết một cách cụ thể rõ ràng trước khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
1. Quyền đăng ký nhãn hiệu:
- Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
- Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
- Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
2. Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu
- Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác :
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
- Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
- Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
- Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất - là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
+ Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet
+ Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ,với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính ▪ Hồ sơ cần thiết:
1. Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
2. Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;
3. Mẫu nhãn hiệu;
4. Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,...);
5. Giấy uỷ quyền;
6. Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
7. Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
8. Chứng từ nộp phí nộp đơn.
9. Bản gốc Giấy uỷ quyền;
10. Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt ▪ Số lượng Hồ sơ
- 01 bộ ▪ Thời gian giải quyết
- Thời hạn cấp là 11 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn hợp lệ; ▪ Công việc thực hiện
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ;
- Theo dõi hồ sơ và trả lời của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện khách hàng nhận kết quả hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ; ▪ Lệ phí:
- Theo Quy định của Nhà nước ▪ Địa điểm tiếp nhận:
- Cục sở hữu trí tuệ ▪ Dịch vụ Hậu mãi
- Tư vấn pháp luật miễn phí;
- Cung cấp văn bản và Quảng cáo miễn phí Doanh nghiệp của khách hàng 01 tháng trên website:
www.giaidapphapluat.com.
- Giảm giá 10% cho khách hàng sử dụng dịch vụ tiếp theo trong thời gian 01 tháng. ▪ Thông tin liên hệ
Luật sư: Nguyễn Hoàng- Công ty Tư vấn BETTER.
Số 20 Phố Bờ Sông Quan Hoa, Phường Nghĩa Đô- Cầu Giấy- Hà Nội.
Mobile: 0936.080.308 Email:
luatsu_0936080308@yahoo.com
Yahoo : luatsu_0936080308 Website :
www.giaidapphapluat.com
CÁC DỊCH VỤ KHÁC CHI TIẾT TẠI:
www.thaydoidangkykinhdoanh.com <http://www.thaydoidangkykinhdoanh.com/>
www.dangkynhanhieuhanghoa.com <http://www.dangkynhanhieuhanghoa.com/>
www.thutuclamsodo.com <http://www.thutuclamsodo.com/>
www.tuvanthanhlapdoanhnghiep.net <http://www.tuvanthanhlapdoanhnghiep.net/>
www.giaidapphapluat.com <http://www.giaidapphapluat.com/>