Trong
văn hóa kinh doanh, một số công ty thì tổng giám đốc (CEO) cũng thường là
chủ tịch hội đồng quản trị. Cá biệt, một người thường đảm nhiệm chức
chủ tịch hoặc tổng giám đốc khi một người khác nắm quyền chủ tịch hoặc có thể trở thành
giám đốc điều hành (
Chief operations officer - COO). Vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự dính líu đến nhau trong sự quản lý công ty.
Ở một số nước trong
Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các
cổ đông). Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau. Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực. Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân. Luôn có một sự song hành về quyền lực trong cấu trúc cai trị của công ty, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty.
Ở
Pháp, CEO được gọi là "PDG".
Một số trường hợp hiếm thấy, tổng giám đốc được chỉ định bởi chủ tịch hội đồng quản trị nhưng điều này là không phù hợp về mặt pháp lý.
Tại
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhiều tổ chức từ thiện và tổ chức chính phủ do các CEO đứng đầu. Tại đây, chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty cổ phần thường lớn tuổi hơn tổng giám đốc. Đa số các công ty cổ phần hiện nay đều chia ra thành chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc.
Phụ thuộc vào ngành mà công ty tham gia, cơ cấu tổ chức của công ty, những chức vụ chuyên môn khác nhau có thể được đặt ra dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc như: giám đốc điều hành (
COO),
giám đốc kinh doanh (
Chief development officer),
giám đốc thông tin (
Chief information officer),
giám đốc marketing (
Chief marketing officer),
giám đốc tài chính (
Chief financial officer)...
Nhìn chung, tổng giám đốc được dùng để chỉ người điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Cho đến giờ, người ta chưa có bất kỳ một thước đo nào dành cho CEO. Nói chung là CEO không phải như "Cử nhân". CEO có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao. Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề vì CEO hàng ngày đều phải "va vấp" và giải quyết nhiều thứ chứ không chỉ có kinh doanh.
Ở Việt nam, theo diễn đàn CEO Việt nam (
www.CEOVN.com)
[1] thì do đặc thù của nền kinh tế Việt nam mới chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường, vai trò và chức năng CEO và chủ tịch hội đồng quản trị trong một công ty đôi khi không được tách bạch rõ ràng lắm. Chủ tịch hội đồng quản trị thông thường kiêm luôn giám đốc (tổng giám đốc) của công ty, và CEO cũng thường phụ thuộc rất lớn vào chủ tịch hội đồng quản trị khi ra các quyết định điều hành. Điều này phản ánh khá rõ trong khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đi lên từ hộ sản xuất, gia đình kinh doanh.
Theo Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp (
www.iabm.vn), CEO phải có kiến thức đa lĩnh vực. Ngoài kỹ năng kinh doanh, CEO còn am hiểu các vấn đề liên quan đế Luật, Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế toán, ... Viện này đưa ra những môn học được đánh giá "sát sườn" (theo kết luận của Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp) gồm : Chiến lược kinh doanh, Hành vi Tổ chức, Phong cách lãnh đạo, Luật Kinh tế và định chế quốc tế, Tài chính dành cho CEO, Kế toán dành cho CEO, Quản trị Marketing và Xây dựng thương hiệu, Thuế dành cho CEO, Kinh doanh trong môi trường quốc tế, Hệ thống quản lý ISO, Kinh tế học dành cho CEO.
Còn theo trường đào tạo những người dẫn đầu B.S.L (
www.bsl.vn), CEO phải có thêm kiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược. Triển khai các tư tưởng nội dung chiến lược thành các chương trình hành động và chính sách cho tổ chức. Bên cạnh đó các kiến thức về quản trị sự thay đổi và đổi mới là không thể thiếu trong giai đoạn hậu WTO của thị trường Việt Nam.
Trong văn hóa kinh doanh, một số công ty thì tổng giám đốc (CEO) cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị. Cá biệt, một người thường đảm nhiệm chức chủ tịch hoặc tổng giám đốc khi một người khác nắm quyền chủ tịch hoặc có thể trở thành giám đốc điều hành (Chief operations officer - COO). Vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự dính líu đến nhau trong sự quản lý công ty.
Ở một số nước trong Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông). Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau. Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực. Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân. Luôn có một sự song hành về quyền lực trong cấu trúc cai trị của công ty, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty.
Ở Pháp, CEO được gọi là "PDG".
Một số trường hợp hiếm thấy, tổng giám đốc được chỉ định bởi chủ tịch hội đồng quản trị nhưng điều này là không phù hợp về mặt pháp lý.
Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhiều tổ chức từ thiện và tổ chức chính phủ do các CEO đứng đầu. Tại đây, chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty cổ phần thường lớn tuổi hơn tổng giám đốc. Đa số các công ty cổ phần hiện nay đều chia ra thành chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc.
Phụ thuộc vào ngành mà công ty tham gia, cơ cấu tổ chức của công ty, những chức vụ chuyên môn khác nhau có thể được đặt ra dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc như: giám đốc điều hành (COO), giám đốc kinh doanh (Chief development officer), giám đốc thông tin (Chief information officer), giám đốc marketing (Chief marketing officer), giám đốc tài chính (Chief financial officer)...
Nhìn chung, tổng giám đốc được dùng để chỉ người điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Cho đến giờ, người ta chưa có bất kỳ một thước đo nào dành cho CEO. Nói chung là CEO không phải như "Cử nhân". CEO có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao. Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề vì CEO hàng ngày đều phải "va vấp" và giải quyết nhiều thứ chứ không chỉ có kinh doanh.
Ở Việt nam, theo diễn đàn CEO Việt nam (
www.CEOVN.com) [1] thì do đặc thù của nền kinh tế Việt nam mới chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường, vai trò và chức năng CEO và chủ tịch hội đồng quản trị trong một công ty đôi khi không được tách bạch rõ ràng lắm. Chủ tịch hội đồng quản trị thông thường kiêm luôn giám đốc (tổng giám đốc) của công ty, và CEO cũng thường phụ thuộc rất lớn vào chủ tịch hội đồng quản trị khi ra các quyết định điều hành. Điều này phản ánh khá rõ trong khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đi lên từ hộ sản xuất, gia đình kinh doanh.
Theo Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp (
www.iabm.vn), CEO phải có kiến thức đa lĩnh vực. Ngoài kỹ năng kinh doanh, CEO còn am hiểu các vấn đề liên quan đế Luật, Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế toán, ... Viện này đưa ra những môn học được đánh giá "sát sườn" (theo kết luận của Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp) gồm : Chiến lược kinh doanh, Hành vi Tổ chức, Phong cách lãnh đạo, Luật Kinh tế và định chế quốc tế, Tài chính dành cho CEO, Kế toán dành cho CEO, Quản trị Marketing và Xây dựng thương hiệu, Thuế dành cho CEO, Kinh doanh trong môi trường quốc tế, Hệ thống quản lý ISO, Kinh tế học dành cho CEO.